Bàn thờ Cửu Huyền là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt, nơi thể hiện lòng tôn kính và biết ơn đối với tổ tiên nhiều đời. Được trang trí và sắp đặt theo những nguyên tắc phong thủy nghiêm ngặt, bàn thờ Cửu Huyền không chỉ là nơi cầu nguyện mà còn là biểu tượng của sự hòa hợp và may mắn cho gia đình. Hãy Mê Nội Thất khám phá cách bày trí và ý nghĩa thờ cúng Cửu Huyền trong bài viết sau đây.
Cửu Huyền Thất Tổ Là Gì?
Cửu Huyền Thất Tổ là thờ 9 đời (cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chút) và Thất Tổ là thờ 7 ông tổ (cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ). Mục đích chính là thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên đã có công sinh dưỡng. Đối với những người am hiểu phong thủy, bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ không chỉ là nơi thờ cúng mà còn liên quan mật thiết đến vận mệnh và may mắn của gia đình.
Cụ thể hơn, chúng ta có thể hiểu theo hai cách sau:
Cách 1: Tính từ bản thân mình
- Cửu Huyền: Bản thân mình là 1, cha là 2, ông nội là 3, ông cố là 4, ông sơ là 5, cha của ông sơ là 6, ông nội của ông sơ là 7, ông cố của ông sơ là 8, ông sơ của ông sơ là 9.
- Thất Tổ: Lấy Cửu Huyền trừ đi đời của mình và cha mình, ta sẽ có Thất Tổ.
Cách 2: Tính từ trên xuống
- Cửu Huyền: Ông sơ mình là 1, ông cố mình là 2, ông nội mình là 3, cha mình là 4, bản thân mình là 5, con trai mình là 6, cháu nội mình là 7, cháu cố mình là 8, cháu sơ mình là 9.
- Thất Tổ: Tính từ đời cha mình đến cháu sơ của mình.
Việc thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn giúp duy trì sự liên kết giữa các thế hệ trong gia đình, đồng thời tạo nên một môi trường phong thủy tốt lành, đem lại may mắn và phúc lộc cho con cháu.
Ý Nghĩa Thờ Cúng Cửu Huyền Thất Tổ
Cửu Huyền Thất Tổ mang ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở các thế hệ sau phải luôn tưởng nhớ, kính trọng và biết ơn tổ tiên, những người đã khuất. Tổ tiên là những người có công rất lớn trong việc sinh dưỡng, bảo vệ và chăm sóc con cháu khôn lớn, gìn giữ gia phong và phát huy các truyền thống tốt đẹp qua đời đời kiếp kiếp. Bởi vậy, “Cửu Huyền Thất Tổ” chính là lời nhắc nhở con cháu phải luôn tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, biết đạo làm người.
Trong giới phong thủy, các vật phẩm như tranh thờ Cửu Huyền, liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ được xem như báu vật mang lại vượng khí và may mắn cho gia đình. Chúng không chỉ có giá trị về mặt tinh thần và tâm linh mà còn có giá trị nghệ thuật cao. Những vật phẩm này giúp làm tăng tính trang nghiêm, ấm cúng và sang trọng cho không gian thờ cúng, đồng thời tạo nên một môi trường phong thủy tốt lành, đem lại may mắn và phúc lộc cho con cháu.
Cách Bài Trí Bàn Thờ Cửu Huyền Thất Tổ
Trong mỗi gia đình Việt, bàn thờ tổ tiên được coi là nơi linh thiêng và quan trọng nhất. Vì vậy, việc trang trí và bày biện bàn thờ sao cho đẹp mắt, hài hòa phong thủy không chỉ giúp mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ mà còn thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Có một số nguyên tắc nhất định mà các gia đình luôn tuân theo như: Đồng bình tây quả; Nam tả nữ hữu,…
- Đỉnh thờ: Đỉnh thờ được đặt ở phía trước, sát ngai khám thờ, và ở chính giữa bàn thờ. Trong trường hợp không có ngai khám thờ, đỉnh thờ sẽ được đặt chính giữa và sát phía trong cùng của bàn thờ.
- Đôi hạc thờ: Đôi hạc thờ đặt đối xứng ở hai bên của đỉnh thờ, với mỏ hạc quay chầu vào đỉnh thờ.
- Đôi chân nến: Đôi chân nến được đặt kế tiếp hai bên của đôi hạc thờ, hướng đặt chếch chữ V, khoảng cách giữa các đồ thờ từ 5-10cm.
- Đôi đèn thờ: Đôi đèn thờ đặt ở hai bên ngoài cùng của bàn thờ, thường giáp tường và kế tiếp hai bên của đôi chân nến thờ.
- Đôi lọ hoa: Đôi lọ hoa bằng đồng được đặt ở hai bên dìa của bàn thờ, ngay phía trước đôi đèn điện.
- Ống hương: Đôi ống hương đặt ở hai bên ngoài cùng của bàn thờ, sát mép ngoài để tiện việc lấy hương.
- Bát hương: Tùy theo cách thờ cúng, có thể đặt một hoặc ba bát hương. Bát hương được đặt chính giữa bàn thờ, ngay phía trước đỉnh thờ.
- Mâm bồng: Mâm bồng nếu thờ đặt hai vật phật thì được đặt ở hai bên cạnh bát hương, hoặc nếu đặt ba cái thì đặt ngay phía trước bát hương.
- Ngai chén: Ngai chén được đặt chính giữa, sát mép ngoài phía trước trên bàn thờ.
- Bộ đài thờ: Bộ đài thờ được đặt sát mép ngoài phía trước bàn thờ.
- Đồ trang trí khu thờ: Các gia đình Việt thường sử dụng bộ Hoành phi câu đối, Cuốn thư câu đối, Đại tự, Liễn thờ để tăng thẩm mỹ và tính trang trọng cho khu thờ. Với các phòng thờ lớn, có thể sử dụng thêm Cửa võng, tranh thờ…
Việc sắp xếp và bày biện bàn thờ tổ tiên không chỉ thể hiện sự tôn kính mà còn là nghệ thuật, mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa riêng, góp phần tạo nên không gian thờ tự trang nghiêm và thanh tịnh.
Lời Kết
Bàn thờ Cửu Huyền không chỉ giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa con cháu và tổ tiên. Việc hiểu rõ cáchduy trì và cách trang trí bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ là cách mỗi gia đình thể hiện lòng kính trọng và tri ân, góp phần duy trì và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.