Kích thước phòng bếp là một yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiện nghi và tính thẩm mỹ của không gian sống. Một phòng bếp được thiết kế với kích thước hợp lý không chỉ tối ưu hóa công năng sử dụng mà còn tạo nên sự thoải mái và hài hòa cho gia đình. Hãy cùng Mê Nội Thất tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Phòng Bếp Bao Nhiêu m2 Là Hợp Lý?
Một điều chắc chắn rằng, không có một con số cố định nào cho diện tích phòng bếp hợp lý, đúng chuẩn. Diện tích bếp phụ thuộc vào không gian sống, diện tích tổng thể của căn nhà và số lượng thành viên trong gia đình.
Tính hợp lý của diện tích bếp thể hiện qua cách phân chia tỷ lệ không gian sinh hoạt của cả căn nhà. Căn nhà càng lớn thì nhà bếp càng có nhiều không gian. Tránh trường hợp nhà to nhưng khu vực nấu ăn, phòng bếp lại nhỏ và ngược lại.
Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia và kiến trúc sư, diện tích bếp tiêu chuẩn cho người Việt như sau:
- Diện tích bếp tối thiểu: trên 12m².
- Gia đình 2 người: diện tích phòng bếp là 15m².
- Gia đình 3 người: diện tích phòng bếp là 20m².
- Gia đình 4 người, bao gồm cả trẻ nhỏ: diện tích bếp lý tưởng là khoảng 22-25m².
Lưu ý rằng, đây chỉ là con số tham khảo. Tùy vào mong muốn, nhu cầu và không gian thực tế của căn nhà, gia chủ có thể tăng hoặc giảm diện tích phù hợp, thoải mái cho sinh hoạt gia đình. Với các kiểu thiết kế như biệt thự hiện đại, biệt thự cổ điển, biệt thự 1 trệt 1 lầu hay biệt thự phong cách châu Âu,… diện tích bếp sẽ phụ thuộc vào kết cấu ngôi nhà.
Bên cạnh đó, khu vực ăn/phòng ăn thường được thiết kế tích hợp với phòng bếp hoặc liên thông với phòng khách. Diện tích phòng ăn tối thiểu cần đáp ứng là 5m²; diện tích phòng ăn phổ biến là 6-8m². Đây là con số giúp phòng ăn thông thoáng, thoải mái và dễ chịu cho gia đình quây quần bên nhau.
Cách Xác Định Kích Thước Phòng Bếp Phù Hợp
Xác Định Diện Tích Sử Dụng
Kích thước phòng bếp phổ biến trong hầu hết các căn nhà ở nước ta là 15m², 20m² hoặc 25m². Để xác định diện tích nhà bếp hợp lý, chúng ta cần dựa trên hai yếu tố sau:
- Diện tích tổng thể căn nhà: Đối với các căn nhà nhỏ, cần tối ưu không gian sử dụng thì phòng bếp thường được thiết kế rộng khoảng 12-15 m², thậm chí có thể nhỏ hơn từ 3 đến 7m². Các căn nhà lớn thường có diện tích thoải mái hơn, dao động từ trên 15m² đến 25m².
- Nhu cầu sử dụng và lắp đặt thiết bị nhà bếp: Với những gia đình chỉ có nhu cầu sử dụng các thiết bị cơ bản như tủ bếp, bếp đun, chậu rửa, bàn ăn và tủ lạnh thì diện tích khoảng 12-15m² là đủ. Nếu muốn đặt thêm bàn bar, bàn đảo thì cần thiết kế diện tích lớn hơn một chút.
Phân Chia Khu Vực Trong Bếp
Khi thiết kế phòng bếp, không cần quá cứng nhắc theo các công thức tiêu chuẩn. Hãy đo diện tích cụ thể, cân nhắc nhu cầu sử dụng của gia đình, sau đó phân chia các khu vực và sắp xếp thiết bị nhà bếp hợp lý. Đồng thời, lựa chọn kích thước tủ bếp, bàn ăn và các thiết bị khác cân đối với diện tích bếp:
- Chọn kích thước tủ bếp: Tủ bếp thường bao gồm các nội thất cơ bản như giá để bát đĩa, giá để gia vị, giá xoong nồi, thùng rác thông minh, bếp nấu, bồn rửa, thùng gạo,… Xác định kích thước của chúng, phân chia khu vực theo các công năng cụ thể, sau đó phác thảo vị trí sắp xếp từng loại thiết bị.
- Chọn kích thước bàn ăn: Trên thị trường có nhiều loại bàn ăn với kích thước, chất liệu và mẫu mã khác nhau, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế và diện tích phòng bếp. Chọn những mẫu bàn có số chỗ ngồi phù hợp với số thành viên trong gia đình và diện tích bộ bàn ăn phải cân đối với diện tích bếp. Ví dụ: gia đình 5 người, mỗi người chiếm khoảng 60cm thì nên chọn bàn ăn có đường kính là 95.5cm.
- Khoảng cách giữa bàn ăn và tủ bếp: Khoảng cách tối thiểu giữa hai thiết bị này nên là 1,5m để thuận tiện cho việc nấu nướng, di chuyển và không bị vướng khi mở cánh tủ bếp.
Một Số Lưu Ý KHhi Xác Định Diện Tích Nhà Bếp
Dưới đây là những điều cần lưu ý khi thiết kế kích thước và diện tích phòng bếp tiêu chuẩn:
- Đảm bảo các yếu tố phong thủy trong thiết kế kích thước nhà bếp và tủ bếp để tạo không gian hài hòa và thu hút năng lượng tốt.
- Điều chỉnh chiều cao tủ bếp và các khu vực làm việc trong bếp sao cho phù hợp với chiều cao của người sử dụng để tăng tính tiện nghi.
- Thiết kế tam giác hoạt động hợp lý giữa bồn rửa, bếp và tủ lạnh để tối ưu hóa sự tiện lợi và hiệu quả khi nấu nướng.
- Tính toán cẩn thận để tránh lãng phí không gian phòng bếp, đảm bảo mọi góc cạnh đều được tận dụng hiệu quả.
- Sử dụng thiết kế bếp hình chữ U hoặc chữ L để tối ưu không gian và tạo sự thuận tiện khi sử dụng.
- Thiết kế cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên hoặc lắp đặt hệ thống chiếu sáng bổ sung nếu cần.
- Sử dụng vật liệu đá để lát hoặc ốp tường và mặt bếp, giúp dễ dàng vệ sinh và tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
- Lắp đặt hệ thống thông gió và hút mùi để giữ cho không khí trong bếp luôn trong lành và tránh mùi thức ăn bám vào nội thất.
- Nếu có thể, thiết kế một bếp đảo để tăng không gian làm việc và lưu trữ, đồng thời tạo điểm nhấn cho căn bếp.
- Cân nhắc diện tích bếp sao cho phù hợp và cân đối với diện tích tổng thể của ngôi nhà.
- Sắp xếp các đồ dùng và phụ kiện bếp một cách khoa học để dễ dàng sử dụng và tiết kiệm không gian.
Lời Kết
Việc xác định kích thước phòng bếp hợp lý giúp tạo nên không gian nấu nướng hiệu quả và thẩm mỹ. Bằng cách cân nhắc kỹ lưỡng về diện tích tổng thể của căn nhà và nhu cầu sử dụng, gia chủ có thể thiết kế một phòng bếp hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cả gia đình.